Cách Trồng Củ Dền Đỏ Bằng Phương Pháp Hữu Cơ

cach trong cu den do huu co

Củ dền hay còn gọi là củ cải đường, ngoài vị ngon ngọt khó cưỡng, củ dền còn rất giàu vitamin A, β-carotene, folate và mangan rất tốt cho sức khỏe. Sau đây là cách trồng củ dền bằng phương pháp hữu cơ, giúp bạn có thể tự tay trồng nên những củ dền ngon lành, tươi sạch và bổ dưỡng

1. Thời vụ thích hợp để trồng củ dền đỏ hữu cơ

Củ dền thích hợp với nhiệt độ từ 12 đến 19 độ C. Chịu được nhiệt độ tối đa là 35 độ C.

Nhiệt độ để hạt nảy mầm: >9 độ C

Ở miền Bắc, củ dền nên được trồng vào tháng 2 dương lịch để cho thu hoạch vào tháng 4. Hoặc có thể trồng vào cuối tháng 7 để cho thu hoạch vào tháng 10.

Ở Tây Nguyên và Nam Bộ, có thể trồng củ dền quanh năm.

2. Chuẩn bị đất trồng củ dền

Độ pH lý tưởng để trồng củ dền là từ 6,0 đến 6,8.

Củ dền đỏ thích được trồng sâu xuống đất, đất có độ thoát nước tốt, giàu mùn. Việc lên luống là đảm bảo độ thoát nước để củ dền phát triển tốt nhất.

Nếu gieo hạt giống củ dền trực tiếp, đất trồng cần được chuẩn bị kỹ càng. Đất cần không có cỏ dại, các cây trồng cũ và cần phải tơi xốp.Cày bừa, san lấp trước khi gieo hạt.

Củ dền có thể trồng quanh năm, nhưng cần tránh những mùa có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ quá cao lá sẽ bị cháy xém và nhiệt độ thấp quá cây sẽ bị sương giá

2. Cách gieo hạt giống củ dền đỏ

Trong một hạt lớn chứa từ 2 đến 4 hạt con bên trong. Vì vậy, một hạt có thể mọc thành từ 2 đến 4 cây con. Bên ngoài hạt giống củ dền chứa một chất gọi là phenolic có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt giống củ dền. Vì vậy, thời gian cần cho hạt nảy mầm khá lâu, từ 10 đến 24 ngày.

Gieo trực tiếp vào đất:

Dùng cuốc rạch những rãnh có độ sâu 2cm trên luống.  Gieo hạt giống vào rãnh với khoảng cách giữa các cây 10 cm, khoảng cách giữa các hàng từ 20cm đến 45cm.

Gieo vào bầu ươm

Cho đất đã trộn phân hữu cơ với tỷ lệ 1:1 vào vỉ ươm hạt, nén chặt. Thả vào mỗi hốc 1 hạt, sau đó dùng một lớp đất khác lấp lại. Tưới nước ngay để hạt nảy mầm.

Mật độ trồng củ dền

Nếu trồng theo diện tích lớn, mật độ trồng lý tưởng là từ 250 000 đến 350 000 cây trên mỗi hecta.

3. Chăm sóc củ dền như thế nào để cho củ to?

Củ dền có bộ rễ ăn nông, cần được tưới nước thường xuyên để cây phát triển. nếu đất quá khô, cần thường xuyên bổ sung độ ẩm.

Cần diệt cỏ dại trước và trong khi trồng củ dền, vì chúng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và nước khiến cây còi cọc, chậm lớn và bị chèn ép.

Bón phân: Khi cây cao được 20cm thì bón phân hữu cơ có trộn thêm tro bếp và lân để giúp cây khỏe, rễ phát triển mạnh và cho củ to. Lượng tro bếp chỉ nên dùng vừa phải, dùng nhiều quá rễ cây sẽ bị cháy. Lượng phân lân không hạn chế, tuy nhiên bón nhiều quá cây cũng không hấp thu hết gây lãng phí.

4. Thu hoạch củ dền đỏ

Nếu trồng vào mùa hè, củ dền sẽ cho thu hoạch từ 75 đến 90 ngày. Vào mùa đông, củ dền sẽ cho thu hoạch từ 100 đến 120 ngày.

Vụ thu hoạch đầu tiên: thu hoạch các cây con nằm xen trong một cụm do những hạt con nảy mầm, khi chúng có củ đường kính từ 3 đến 4cm.

Vụ chính: Khi củ dền đạt đường kính 7,5cm thì nhổ.

Năng suất trung bình là từ 15 đến 25 tấn mỗi hecta.

5. Cất trữ và bảo quản củ dền

Củ dền nên được cất trữ vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng từ 4 đến 6 giờ sau khi thu hoạch và có thể giữ trong khoảng từ 10 đến 14 ngày với độ ẩm tương đối 98%. Nếu dự trữ trong tủ đông ở nhiệt độ từ 1 đến 2 độ C,  với độ ẩm 98%  chúng ta có thể dự trữ củ dền trong từ 4 đến 6 tháng.

Nếu dự trữ ở nhiệt độ từ -0,5 ° C trở xuống, củ dền sẽ bị tổn thương do quá lạnh.

1 thoughts on “Cách Trồng Củ Dền Đỏ Bằng Phương Pháp Hữu Cơ

  1. Pingback: Cách trồng củ dền bằng củ? - Orchivi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *