Trong thời kỳ dịch bệnh tràn lan như hiện nay, việc gieo hạt giống hương nhu tía trong vườn để làm thuốc trị cảm là điều rất cần thiết. Trong y học cổ truyền, cây hương nhu là một bài thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm rất tốt.
Đôi nét về cây hương nhu tía
Hương nhu tía còn có tên khoa học là Ocimum sanctum L. và thuộc họ Labiatae. Hương nhu tía còn có tên gọi khác là é rừng, é tía. Đây là loài cây thân thảo cao tầm từ 1 – 2m, sống lâu năm, có thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông mềm.
Theo nghiên cứu về thành phần hóa học, trong cây hương nhu tía có chứa: Tinh dầu eugenol (chiếm từ 45- 70 %), tinh dầu methyl eugenol (12-20 %), cacvacrol (chiếm 10,15%), beta caryophyllene (khoảng 10,93%),… Tỷ lệ tinh dầu chiếm từ 0,2-0,3% ở cây tươi và ở cây khô là khoảng 0,5%.
Cây hương nhu tía có tác dụng gì với sức khỏe?
Theo Đông y, lá hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mô hôi, giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.
Trong y học, hoạt chất eugenol có trong cây hương nhu tía được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi với liều 0,5-0,8% trong một ngày, dưới dạng nang hay tiêm dưới da. Eugenol rất thông dụng trong nha khoa (làm chất hàn răng tạm eugenat, làm thuốc điều trị viêm ngà, viêm xương ổ răng, làm toả bạc khi tráng bạc trên răng), trong việc điều trị răng mòn, tê buốt.
Hương nhu tía thường được dùng trị cảm nắng, sốt nóng ghê rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực nôn mửa, chuột rút, cước khí và hạn chế tình trạng tích trữ nước quá mức trong cơ thể (thủy thũng).
Cách dùng: Thường dùng riêng, nhưng có thể phối hợp với những cây có tinh dầu nấu nước xông chữa cảm nắng và làm ra mồ hôi. Trong những ngày trời nắng, có thể lấy vài cành lá đặt trong nón đội để tránh đau đầu. Nước sắc lá (10g trong 200ml) dùng ngậm và súc miệng sẽ giúp giảm viêm lợi và chữa chứng hôi miệng. Nước sắc cành lá khô sao dùng uống trị đau bụng và bệnh đường hô hấp. Dịch lá tươi dùng làm thuốc long đờm. Lá cũng được dùng giã đắp trị thấp khớp.
Từ xa xưa, nhiều trong ngành y học đã xem lá hương nhu tía như một vị thuốc tự nhiên hiệu quả cho vết thương, giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá và các vấn đề về da khác như kích ứng da. Hơn nữa, lá hương nhu tía còn rất có lợi cho da vì nó tác động điều trị nhiễm trùng da cả bên trong lẫn bên ngoài.
Các thành phần hóa học chính của tinh dầu của hương nhu tía bao gồm eugenol, gamma-caryophyllene và methyl eugenol. Đây cũng là các thành phần hoạt chất tinh túy có trong dầu đinh hương.
Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố trên thế giới, dầu chiết xuất từ lá hương nhu tía sẽ có tác dụng hấp thu vào da tốt hơn, thậm chí là mang lại tác dụng trị mụn trứng cá hiệu quả rõ rệt hơn hẳn.
Cách gieo hạt giống hương nhu tía trong vườn
Hạt giống cây hương nhu tía rất dễ gieo, cây cũng không quá khó để chăm sóc.
Thời vụ:
Bạn có thể gieo hạt giống hương nhu tía vào cuối mùa xuân, vì lúc này thời tiết ấm áp, rất thích hợp để hạt nảy mầm.
Chuẩn bị đất trồng:
Cây hương nhu tía rất thích đất giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, tơi xốp và thoát nước tốt. Vì vậy, trước khi tiến hành gieo hạt, bạn nên xới đất cho thật tơi xốp, đồng thời bón lót thêm phân động vật ủ hoai hoặc phân vi sinh để tăng cường chất mùn trong đất.
Cây hương nhu tía có thể chịu được bóng râm một phần, nhưng nếu được trồng nơi nhiều ánh nắng thì càng tốt. Vì vậy, hãy chọn vị trí trồng cây hương nhu sao cho đón được ánh nắng ít nhất 4h mỗi ngày.
Hướng dẫn cách gieo hạt giống hương nhu tía để tỷ lệ nảy mầm cao
Bạn không cần thiết phải ngâm hay ủ hạt giống hương nhu tía mà chúng vẫn nảy mầm tốt. Tỷ lệ nảy mầm sẽ tùy thuộc vào chất lượng của hạt giống, chứ không phụ thuộc vào việc chúng ta có ngâm ủ hay không.
Trên bề mặt đất đã tơi xốp, hãy rạch những rãnh nhỏ với chiều sâu từ 3 – 5cm, rãnh nọ cách rãnh kia 30cm.
Rắc hạt giống hương nhu tía vào rãnh, hạt nọ cách hạt kia 15cm, sau đó lấp sơ một lớp đất mỏng lên trên bề mặt hạt giống.
Tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Chăm sóc cây hương nhu tía như thế nào?
Trong thời gian cây còn nhỏ, hãy chú ý đề phòng ốc sên, dế mèn và sâu xám cắn cây.
Tưới nước mỗi ngày 2 lần để cây phát triển xanh tốt.
Cây hương nhu tía hầu như không bị sâu, rầy, nấm bệnh tấn công. Vì vậy bạn sẽ tiết kiệm được kha khá công bắt sâu bọ đấy.
Trong thời gian đầu, cần kiểm soát cỏ dại để chúng không cạnh tranh nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng của cây.
Thu hoạch hương nhu tía
Khi cây cao tầm 25cm, bạn có thể thu hoạch bằng cách ngắt ngọn hoặc hái lá.
Ngọn và lá non có thể dùng ăn sống như một loại rau thơm thông thường.
Trong trường hợp để đề phòng hoặc chữa ho, sốt, viêm họng, bạn hãy dùng cành và lá hương nhu sắc lấy nước uống hằng ngày hoặc kết hợp với các loại lá khác để xông hơi giải cảm.
Reviews
There are no reviews yet.