CÁCH CHĂM SÓC CHO CÂY HOA HỒNG SAI HOA

Cách chăm sóc hoa hồng nhung

Khi mình trồng hoa hồng, mình ngày đêm mong ngóng để hoa nhanh nở. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa để thoả mãn sự đam mê nhé.

Mang chậu cây ra nơi nhiều nắng

Bí quyết chăm sóc cây hoa hồng trong chậu

Đủ nắng hoa sẽ nở. Hoa hồng là loài cây ưa nhiều ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nếu bạn trồng và chăm sóc cây hoa hồng trong chậu, sẽ rất dễ dàng để di chuyển chậu cây ra vị trí sân vườn đón được nhiều ánh nắng, ít nhất là 4 tiếng mỗi ngày.

Tưới nước hàng ngày

Tưới nước chăm sóc cây hoa hồng

Cây hoa hồng có khả năng chịu khô hạn tốt. Chúng có thể sống vài ngày không được tưới nước trong điều kiện nắng nóng và không có mưa. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lơ là việc tưới nước cho hoa.

Tốt nhất, hãy chăm sóc cho cây hoa hồng bằng cách tưới nước cho cây hoa hồng mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Việc này không tốn quá nhiều quỹ thời gian bận rộn của bạn trong ngày.

Thiếu nước có thể không khiến cho cây hoa hồng bị chết ngay, nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nở hoa. Những bông hoa được tưới đủ nước

Chăm sóc cây hoa hồng bằng cách bón đầy đủ dinh dưỡng

Cũng như các loại cây trồng khác, cây hoa hồng cần được bón đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, cũng như nuôi chồi và phân hoá mầm hoa. Nếu cây được ăn no, sẽ cho nhiều bông và bông hoa to, đẹp. Sức kháng bệnh vì thế cũng mạnh mẽ hơn nhiều so với các cây hoa hồng đói ăn.

Bí quyết chăm sóc hoa hồng là định kỳ từ 1,5 – 2 tháng một lần, bạn nên bón bổ sung phân vi sinh, phân hữu cơ ủ hoai và các chế phẩm sinh học như đạm cá, rong biển, các chất trung vi lượng (Canxi, Bo, Silic…) để kích thích cây nảy chồi nhiều, ra nhiều hoa.

Thay đất trong chậu định kỳ

Trồng hoa hồng trong những chiếc chậu cũng rất thú vị. Quá trình phát triển của cây hoa hồng sẽ khiến lượng chất dinh dưỡng trong nguồn đất ít ỏi trong chậu sẽ giảm xuống nhanh chóng.  Vì vậy, trồng hoa hồng trong chậu sẽ đòi hỏi bạn cần siêng năng chăm sóc cây hoa hồng hơn một chút. Đó là thay đất định kỳ mỗi năm một lần.

Hãy nhấc bầu hoa hồng ra khỏi chậu, giũ bỏ lớp đất cũ, và dùng đất mới trộn thêm lân cùng phân hữu cơ ủ hoai rồi trồng cây trở lại chậu. Cây sẽ được tiếp thêm sức sống mới và cho những bông hoa rực rỡ.

Chăm sóc cây hoa hồng bằng cắt tỉa cành sau mỗi đợt ra hoa

Tỉa cành hoa hồng

Mỗi đợt ra hoa, cây sẽ huy động mọi chất sống chảy trong nó để nuôi dưỡng những bông hoa đó. Đó là bản năng sinh tồn của vạn vật. Do đó, sau mỗi đợt nở hoa, cây hầu như rơi vào trạng thái bị kiệt sức.

Lúc này, để chăm sóc cây hoa hồng ra nhiều hoa, chúng ta cần cắt bỏ những cành đã nở hoa, những cành còi cọc không có sức ra nụ. Đồng thời, bón bổ sung phân bón vi sinh dễ hấp thu nhanh như rong biển, đạm cá, humic…để cây phục hồi và nảy những chồi mới, giúp cây lặp hoa nhanh hơn.

Phòng ngừa các loại sâu bệnh hại trên cây hoa hồng

Hoa hồng là loài cây khá đỏng đảnh, khó tính, khó chiều, nhất là các loài hoa hồng ngoại có sức thích nghi kém với khí hậu của Việt Nam.

Các loại sâu bệnh hại thường thấy trên cây hoa hồng bao gồm:

  • Về sâu hại: Thường gặp các loại rầy xanh, rệp sáp, sâu non, bọ trĩ, nhện đỏ
  • Về bệnh hại: Hay gặp các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra như đốm nâu trên lá, đốm nâu trên hoa, phấn trắng trên lá.

Để hiệu quả chăm sóc cây hoa hồng tốt nhất, hãy phòng ngừa các loại sâu bệnh hại trên cây hoa hồng, bạn nên sử dụng dầu khoáng kết hợp với các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh (Bacillus Thunringensis) và chế phẩm sinh học trừ bệnh (Trichoderma, Bacillus Subtilis), phun định kỳ 15 ngày một lần.