THẾ NÀO LÀ TRỒNG RAU HỮU CƠ ?

trồng rau hữu cơ tại nhà

Chúng ta hẳn đã nghe rất nhiều về cụm từ “trồng rau hữu cơ”, thậm chí nhiều người đã coi nó là loại rau sạch đến mức “thần thánh” và sẵn sàng chi trả giá cao để mua được chúng.

Thế nào là trồng rau hữu cơ?

Phương pháp trồng rau hữu cơ tại nhà là phương pháp có sự kết hợp giữa văn hóa, sinh học và cơ học nhằm thúc đẩy sự tái tạo tài nguyên thiên nhiên, cân bằng sinh thái và bảo tồn sự đa dạng sinh học. Trong quá trình trồng rau củ quả hữu cơ không sử dụng phân bón tổng hợp, bùn thải, kỹ thuật di truyền như công nghệ biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ.

Các tiêu chuẩn chung về trồng rau hữu cơ organic

Đất hữu cơ để trồng rau sạch tại nhà
Đất hữu cơ để trồng rau là yếu tố rất quan trọng

Trong Nghị định số 109/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 29 tháng 08 năm 2018 về Nông nghiệp hữu cơ và theo các tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, để được chứng nhận là hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp phải đáp ứng TẤT CẢ các yêu cầu dưới đây:

Cách làm đất hữu cơ trồng rau: Nếu bạn định trồng rau hữu cơ trên một mảnh đất nào đó, thì mảnh đất đó phải đảm bảo điều kiện trong suốt 03 năm liền không được bón bất cứ loại chất cấm nào vào đất. Nếu chưa đủ điều kiện này, cây trồng của bạn trên đất này không phải là cây trồng hữu cơ.

Độ phì nhiêu của đất: Độ phì nhiêu có được thông qua việc canh tác, luân canh cây trồng, đảm bảo độ bao phủ của đất (đất không được để trống mà mà phải đảm bảo luôn được bao phủ bởi thảm thực vật còn sống hoặc đã chết), bổ sung chất thải động vật, cây trồng vật liệu và các chất tổng hợp trong danh mục cho phép. Cụ thể:

  • Không sử dụng các chất hóa học tổng hợp, các chất cấm một cách bừa bãi. Được phép sử dụng các chất tổng hợp nằm trong danh mục được phép sử dụng cho trồng trọt hữu cơ.
  • Chỉ những loại phân bón, chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật, chất kiểm soát sâu bệnh, chất khử trùng…được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ mới được dùng để trồng trọt hữu cơ.

Kiểm soát sâu bệnh: phương pháp vật lý – cơ giới và phương pháp sinh học. Nếu các phương pháp này không thể giúp bạn kiểm soát hoàn toàn sâu bệnh, hãy sử dụng danh mục thuốc BVTV trong danh mục cho phép nhưng cần hết sức hạn chế.

Phòng trừ sâu bệnh trong trồng rau hữu cơ tại nhà
Phòng trừ sâu bệnh là thách thức không nhỏ trong trồng rau hữu cơ

Biện pháp vật lý – cơ giới: Tiêu diệt sinh vật gây hại cho cây trồng bằng việc bắt thủ công (bắt bằng tay hoặc bằng các công cụ hỗ trợ), các loại bẫy ánh sáng (bẫy đèn, bẫy điện), bẫy bằng mùi vị, bẫy bằng thiết bị phát sóng siêu âm…

Biện pháp sinh học: là biện pháp nuôi loài này để diệt loài kia. Ví dụ, nuôi nấm đối kháng trichoderma để diệt nấm bệnh, nuôi bọ rùa để ăn rệp sáp, nuôi kiến và nhện để ăn sâu non…

Hạt và cây giống: hạt giống và cây giống phải là hạt giống hữu cơ, cây giống hữu cơ. Tuyệt đối không được sử dụng các loại giống cây trồng sử dụng công nghệ biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ.

Thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm hữu cơ: Không được trộn lẫn giữa rau củ quả hữu cơ và không hữu cơ, thậm chí, các sản phẩm rau củ quả hữu cơ phải được cách ly hoàn toàn với sản phẩm không hữu cơ.

Nhận biết sản phẩm rau trồng hữu cơ để mua

Rau xà lách đỏ trồng hữu cơ
Rau trồng bằng phương pháp hữu cơ luôn sạch và ngon lành

Bạn không có điều kiện để trồng trọt và chăn nuôi nông phẩm hữu cơ, nhưng lại rất muốn sử dụng chúng, vậy dưới đây là cách giúp bạn phân biệt được đâu là sản phẩm rau trồng theo phương pháp hữu cơ.

Tất cả các sản phẩm đáp ứng đầy đủ và nghiêm ngặt quy trình sản xuất trồng rau organic và được chứng nhận sẽ có nhãn chứng nhận hữu cơ trên bao bì:

Sản phẩm của Việt Nam: Đối với các sản phẩm đáp ứng được TOÀN BỘ các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam, trên bao bì sẽ được dán nhãn là “PGS Certificate – Hữu cơ Organic”.

Các sản phẩm nhập khẩu: Các sản phẩm nhập từ nước ngoài chịu sự kiểm soát của USDA Hoa Kỳ, nếu đáp ứng được toàn bộ tiêu chuẩn của tổ chức này, trên bao bì sẽ có dán nhãn “USDA Organic”.

Ngoài ra, tùy từng quốc gia còn có các loại chứng nhận hữu cơ khác nhau. Ví dụ, của của Úc là ACO, của EU là Natrue, của Pháp là Cosmebio…

Các loại chứng nhận hiện nay như VietGAP của Việt Nam hay GlobalGap của quốc tế không phải là chứng nhận nông nghiệp hữu cơ mà mới dừng lại ở mức độ sản xuất nông nghiệp an toàn.

Đồng thời, trong mỗi nhãn hữu cơ còn ghi rõ tỉ lệ hữu cơ của sản phẩm như:

100% organic (100% hữu cơ)

Organic (95% hữu cơ)

Made with organic ingredients (được nuôi trồng từ các nguyên liệu hữu cơ, đạt ít nhất 70% thành phần hữu cơ).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *